HỒI TƯỞNG

10659419_286429374891767_4501442193948300600_n

(ảnh: Lê Minh Thể)

KIỀU VIỆT LINH (Tp Quảng Ngãi)

HỒI TƯỞNG

Chưa uống hết chén rượu cay
Mà sao yên lặng, thở dài thế anh ?

Bạn ta chết trong chiến tranh
Để ta sống giữa Thị thành hôm nay

Ngữa bàn tay trở bàn tay
Bàn tay nào lấp hố đầy đạn bôm
Bàn tay nào ấp yêu con
Cánh tay nào đã không còn bàn tay

Mắt lại cay nhớ thương ai ?
Ta đang nhớ đến hình hài bạn ta
Chưa nghe khúc Khải hoàn ca
Đã nằm nơi chốn rừng già hoang vu
Cây thầm lặng, gió vi vu
Tiểng chim khắc khoải vụt vù bay đi
Thôi đừng hát khúc từ ly
Ta lặng khóc giữa Kinh kỳ phồn hoa
Ly nầy ta gửi bạn ta
Một ly ta đợi bóng tà huy phai.

 

Một bình luận

  1. Tâm tư của người từng sống chết ở chiến trường luôn làm cho người đọc cảm phục, xúc động và ngưỡng mộ. Giữa đời thường, anh trăn trở khi hồi tưởng và nhớ lại người bạn cùng chiến tuyến năm xưa. Khi đã chén ngà, anh nhắc lại sự hy sinh để mình được sống, rồi tự hỏi mình ‘mà sao yên lặng, thở dài thế anh?’ …khổ thơ nói về bàn tay theo một cách làm cho người đọc phải suy nghĩ, anh nhìn bàn tay và trăn trở với tâm trạng ấy của mình, như hỏi bản thân, như hỏi điều gì vô định khi lật lên rồi úp xuống, rồi liên tưởng tới bàn tay người đồng đội đã ngã xuống qua bao lần bàn tay ấy đã san bằng những hố bom của quân thù!
    Ngửa bàn tay trở lại bàn tay, bàn tay nào lấp hố bom, bàn tay nào đang ôm con…và bàn tay nào không còn lành lặn! …lời nghĩa như nhắn nhủ con người, người còn sống, hưởng thụ hòa bình và yên ấm, khi nhìn đôi tay mình sẽ nhớ lại, hồi tưởng lại ngày trước, chiến tranh đã cướp đi bao sinh mạng, cướp đi tình cảm gia đình, cha và con, vòng tay đáng được hưởng, vòng tay ôm con, cho dù không còn lành lặn!….có ý ẩn dụ ở câu thơ của tác giả ‘cánh tay nào đã không còn bàn tay’ anh viết câu thơ như câu hỏi để hỏi đời vơi đôi người nào đó có cánh tay nhưng do chiến tranh mà không còn bàn tay, hay ý anh là nhìn ai đó có cánh tay mà nghĩ như không còn bàn tay bởi họ chẳng làm được gì! …thôi đành để bạn đọc tự cảm nhận và chia sẻ thêm, tôi xin có đôi chút cảm nhận về đoạn đầu của bài thơ này như thế!

Bình luận về bài viết này